{[['']]}
7 vụ bê bối chấn động nhất lịch sử thời trang
Chị em nhà Kim bán hàng nhái, Victoria's Secret lại gian dối về chất liệu vải.John Galliano phát ngôn bừa bãi khi say rượu
Dù là một nhà thiết kế tài năng nhưng với hành vi phân biệt chủng tộc, John Galliano không còn được hãng Dior trọng dụng. Nguyên nhân xuất phát từ năm 2011, nhà thiết kế uống rượu say khướt rồi gây gổ, phỉ báng một cặp đôi. Hành động của John Galliano được xem là vi phạm pháp luật tại Pháp. Ngay sau đó ít hôm, một người phụ nữ Do Thái đã đệ đơn kiện John Galliano từng lăng nhục, tấn công và sỉ vả người Do Thái. Tờ The Sun của Anh còn cho đăng tải một clip, trong đó, John Galliano có lời lẽ phân biệt chủng tộc và tuyên bố “Tôi yêu Hitle”.
Với "cú phốt" này, John Galliano phải nhận số tiền phạt 6000 euro và bồi thường cho Dior 1,17 triệu đô vì làm mất danh dự của hãng.
Bán lông thú thật mạo danh hàng giả
Lông thú luôn là đề tài gây tranh cãi nhiều nhất trong thời trang.
Nhiều tín đồ thời trang không hề biết mình đang diện lông thú thật trên người cho đến khi mánh khóe của các nhà mốt bị phát hiện năm 2007. Để qua mắt được các chiến dịch bài trừ lông thú thật đang lan mạnh, một số hãng như Marc Jacobs, Tommy Hilfiger, Baby Phat đã gắn mác lông thú giả cao cấp lên các sản phẩm lông thú thật.
Nối tiếp trào lưu kể trên, những hãng bán lẻ lớn của Mỹ như Neiman Macus, Eminent và DrJays cũng không nói thật về chất liệu làm nên trang phục.
Ralph Lauren bị YSL kiện ăn cắp ý tưởng
Yves Saint Laurent là người đầu tiên biến tuxedo thành đồ cho nữ giới.
Ra đời vào năm 1966 bởi Yves Saint Laurent, bộ tuxedo dành cho nữ giới đã trở thành một biểu tượng bất diệt của thời trang. Tuy nhiên sau đó, nó đã bị sao chép dưới bàn tay của nhà thiết kế Mỹ Ralph Lauren. Khoản bồi thường mà Ralph Lauren phải chi trẻ cho YSL sau vụ kiện lên tới 400 nghìn đô, tương đương 8 tỷ đồng.
Marc Jacobs hối lộ để độc quyền Fashion Week
Nhà thiết kế lắm tài nhiều tật Marc Jacobs.
Năm 2008, nhiều nhà thiết kế thắc mắc khi họ không thể đặt chỗ tổ chức show tại hai địa điểm quen thuộc của Fashion Week. Lý do sau đó mới được tiết lộ Marc Jacobs đã dàn xếp để bao nguyên chỗ. Hành động thiếu khôn ngoan và ích kỷ này khiến nhà thiết kế thích mặc váy phải bồi thường 1 triệu đô và đối mặt với mức phạt không được tổ chức biểu diễn thời trang trong 2 năm.
Chị em nhà Kim bán hàng nhái
Hai mẫu túi y hệt của Monica Botkier (trái) và của chị em nhà Kim.
Khi phát hiện mẫu túi xách của mình bị chị em nhà Kim sao chép y nguyên để bày bán, nhà thiết kế Monica Botkier đã rất tức giận. Chưa kể, mẫu túi này còn được nhà Kardashian sản xuất hàng loạt, với chất liệu thua kém bản gốc. Đây không chỉ là scandal lớn với tên tuổi của các cô gái siêu vòng 3, mà còn khiến dư luận ngỡ ngàng vì tài năng thật của các ngôi sao đá sân làm nhà thiết kế.
Victoria's Secret bóc lột sức lao động trẻ em
Scandal này là một "vết nhơ" trong lịch sử của Victoria's Secret.
Mặc dù đã cam đoan sẽ dùng các chất liệu bông nhân tạo, Victoria's Secret vẫn bị "lật tẩy" đây là chỉ là lời hứa suông. Những người giao hàng đã tận mắt chứng kiến trong xưởng sản xuất của hãng nội y, nhiều trẻ vị thành niên đang phải tự tay gieo bông. Hành động này là một sự bóc lột nhân công trẻ em vì công việc này quá vất vả so với sức khỏe của chúng, chưa kể đồng lương trả cho nhân công nhí luôn rẻ mạt hơn người lớn.
Vogue bị phản đối vì dùng mẫu trẻ em
Năm 2011, Vogue khiến dư luận xôn xao khi tung ra bộ hình với người mẫu là Thylane Lena Rose Blondeau - một cô bé 11 tuổi - với cách trang điểm, ăn mặc cực già dặn. Cô bé pose hình trong những tư thế gợi cảm như người lớn.
Vụ việc dấy lên làn sóng phản đối vì sử dụng người mẫu quá nhỏ tuổi, làm gia tăng tình trạng xâm hại tình dục trẻ em.
Thylane khiến nhiều người choáng váng khi xuất hiện trên Vogue với vẻ mặt ngây thơ và cách ăn mặc quá người lớn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét